Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, mà các loại cam cho ra những hương vị khác nhau. Tuy nhiên, khi nhắc đến cam ngon, người ta sẽ nghĩ ngay đến những thương hiệu như cam Vinh, cam xoàn, cam sành Hà Giang, hay cam Cao Phong,…
Cam Cao Phong có màu sắc vàng nhạt, quả to, mọng nước, không vàng óng như cam Trung Quốc. Nếu cấu (bóc vỏ ra) có mùi thơm rất đặc trưng, đặc biệt khi cắt khỏi cành khoảng một ngày thì cả lá và quả đều héo vì không dùng chất bảo quản, nhưng chất lượng thì không ảnh hưởng, chứ không tươi như cam Trung Quốc.
Đây là loại quả từng được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhắc tới tại nghị trường Quốc hội ngày 2.11.2016 khi ông xác định nhóm sản phẩm lợi thế để tập trung phát triển ngành.
Loại quả này được trồng ở tỉnh Hòa Bình, vào vụ từ tháng 9 đến đầu tháng 3 năm sau. Vài năm trở lại đây, cam Cao Phong bắt đầu có thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường nhờ vị ngọt thanh, đậm đà. Với hơn 600 ha, tỉnh Hòa Bình kỳ vọng không chỉ phát triển loại quả này phục vụ thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu.
Cam Cao Phong đầu tháng 11 được bán với giá 35.000-40.000 đồng/kg, loại ngon nhất cũng chỉ 60.000 đồng/kg. Các chủ vườn thường chủ động tìm đến khách mua lẻ thông qua mạng xã hội Facebook, các diễn đàn… để tránh chi phí trung gian. Trong khi đó, các mối buôn thường tìm đến tận nơi, mua cả vườn để có giá tốt nhất.
Cam sành Hà Giang là một trong những đặc sản nổi tiếng của Hà Giang. Được thừa hưởng khí hậu thuận lợi, những cây cam ở đây sinh trưởng và phát triển rất tốt cho ra những trái ngon đặc trưng của vùng núi.
Cam sành Hà Giang được xác định là cây mũi nhọn, góp phần nâng cao đời sống của nông dân, làm giàu cho nhiều hộ gia đình, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Với đặc điểm là vỏ dày, sần, lõi cam vàng sậm, có hạt, ăn có vị ngọt khé lẫn vị chua dôn dốt, đậm đà, cam sành Hà Giang luôn là lựa chọn số một của người tiêu dùng. Nhưng những năm gần đây, giống cây ăn quả truyền thống này bị thoái hóa, giảm cả về diện tích, chất lượng, chỗ đứng trên thị trường. Thực trạng đó đòi hỏi Hà Giang cần có các giải pháp, nhằm lấy lại vị thế của vùng cam truyền thống.
Cũng có giai đoạn cam sành Hà Giang điêu đứng bởi bệnh vàng lá hay giá cả thất thường của thị trường. Nhưng nhờ sự kiên trì vượt khó, cây cam đang góp phần làm cho Hà Giang giàu mạnh. Cam sành Hà Giang đã đạt danh hiệu vàng “Món ngon – Tinh hoa ẩm thực Việt 2014”, đạt “TOP 10 sản phẩm dịch vụ người tiêu dùng tin cậy”.
3. Cam bù Hà Tĩnh
Người dân Hà Tĩnh khi đi đâu xa đều có thể tự hào về quê hương mình với những đặc sản nổi tiếng và rất thơm ngon được nhiều người biết đến. Một trong số đó có cam bù Hà Tĩnh. Đây là giống cam đã có từ rất lâu đời. Cho đến nay, cam bù Hà Tĩnh được coi là một trong những loại cây cần được duy trì, phát triển và bảo tồn.
Cam bù Hương Sơn mọng nước, vị ngọt thanh và thơm, nhiều năm qua trở thành đặc sản quý của người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh), thường được đem làm quà biếu.
Mùa thu hoạch cam bù Hương Sơn bắt đầu từ đầu tháng 12 Âm lịch và kéo dài đến qua Tết nguyên đán. Mỗi cây cam bù Hương Sơn cao khoảng 2m, cho chừng 100 quả, có cây gần 200 quả. Để cho quả không sà xuống mặt đất, người dân đã phải chống cọc tre xung quanh các cành cây. Tuổi thọ trung bình của mỗi cây là 10-15 năm, sau đó phải thay mới.
Cam bù Hương Sơn có vị ngọt thanh, thơm, mọng nước được người dân Hà Tĩnh xem là đặc sản quý, thường được mua làm quà biếu mỗi khi đi xa. Việc thu hoạch cũng rất cầu kỳ, để quả cam còn tươi nguyên cuống và lá, phải dùng kéo cắt tỉa rất cẩn thận.
Mỗi quả trung bình nặng khoảng 0,3kg, có những quả nặng hơn 0,7kg. Giá cam bù Hương Sơn thu mua tại vườn là 60.000 đồng/kg. Khi ra ngoài chợ, giao động mức 70.000 đồng đến 100.000 đồng.
4. Cam Khe Mây Hà Tĩnh
Trong nhiều giống cam ngon, có tiếng nhất thì người dân Hà Tĩnh lại tiếp tục có thể tự hào hơn nữa bởi vùng đất của mình có giống cam tuyệt vời mang tên Khe Mây.
Từ lâu, Hương Khê (Hà Tĩnh) đã nổi tiếng với cam Khe Mây ngọt lành, thơm mát. Tuy nhiên, sản phẩm cam Khe Mây vẫn chủ yếu được tiêu thụ qua thương lái. Do chưa có thương hiệu riêng nên cam Khe Mây vẫn khó cạnh tranh với thị trường ngoại tỉnh, thậm chí còn bị giả mạo bởi những giống cam khác.
Cam Khe Mây đã khẳng định được thương hiệu bởi vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng, tép mọng nước. Cam đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực mang lại thu nhập chính cho người dân vùng Khe Mây (xã Hương Đô).
Hương Khê hiện có 1.857 ha cam, tập trung nhiều ở các xã Lộc Yên, Hương Trà, Hương Thủy… Đặc biệt, Hương Đô được ví như “thủ phủ cam” bởi đặc sản cam Khe Mây thơm ngon nức tiếng. Cam Khe Mây đã tồn tại hàng chục năm trời, song lại chưa có thương hiệu riêng nên còn nhiều khó khăn trong tiêu thụ.
Trước sự hỗn loạn của thị trường, cam Khe Mây hiện đang bị giả mạo rất nhiều. Nhiều quán cóc ven đường ở Hà Tĩnh bày bán nhiều loại cam và khi khách hàng hỏi mua đều được người bán giới thiệu là cam Khe Mây. Tuy vậy, chất lượng quả không đảm bảo nên vô tình để lại ấn tượng không tốt với loài đặc sản này. Đó cũng là lý do mà nhiều người đánh giá oan rằng “cam Khe Mây cũng chỉ thường thôi”…
5. Cam xoàn Lai Vung
Cam xoàn là loại cam có nguồn gốc xuất xứ từ một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre và Vĩnh Long. Trong đó, huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) và huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) là hai trong số những địa phương trồng nhiều giống cam này.
Trong rất nhiều các loại cam hiện được trồng tại Việt Nam, cam xoàn là giống cây ít hột, thơm ngon và ngọt nhất. Cây cam xoàn rất chắc khỏe, mùa nắng không bị rám trái, giá cả ổn định do cây sai trái quanh năm. Trái hình tròn, vỏ mỏng màu vàng nhạt, có những vòng xoáy như đồng tiền, giữ các múi mọng nước ở bên trong. Mỗi quả thường có từ 10 -14 múi.
Cam xoàn trái to, trọng lượng từ 250 – 300gram, ruột vàng, ăn có vị ngọt đậm, thanh mát, mùi thơm. Trái càng nhỏ thì vị càng ngọt thanh, múi càng chắc. Có thể ăn bằng cách lột vỏ, bổ múi hay vắt lấy nước. Vỏ cam mỏng, ruột nhiều nước nên lượng nước vắt ra luôn nhiều và không bị bỏ phí như một số loại khác.
Cam xoàn là cây cùng một họ với cam mật, dễ trồng hơn cam sành. Loại cam này được nhiều người yêu thích vì có vị ngọt đậm rất dễ ăn, đặc biệt tốt cho người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Cây cam xoàn cũng cho trái sai quanh năm. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường đã xuất hiện loại cam xoàn Trung Quốc vỏ bóng đẹp nhưng vị chua.
6. Cam canh
Được xếp vào hàng trái cây đặc sản, cam canh không chỉ được bán với giá cao mà còn không dễ để mua được. Cam canh vốn được trồng ở làng Canh, Hoài Đức, Hà Nội, sau này cây cũng được phổ biến ở một số địa phương khác như Bắc Giang, Yên Bái, Hòa Bình… nhưng vị ngọt, thơm như “bản gốc” thì không bằng.
Cam canh màu vàng cam nhìn hơi giống quýt, lớp vỏ mỏng, thơm dịu khi ăn bóc vỏ rồi tách từng múi thưởng thức chứ không bổ ra giống cam thường. Khi ăn, loại cam này có vị ngọt đậm mát rất đặc trưng, không gợn chút vị chua nào. Vào ngày Tết, cam canh được xem là một món quà quý để đem đi biếu, hoặc bày mâm ngũ quả nên giá rất cao, thậm chí nhiều khi có tiền muốn mua được cam canh chuẩn cũng không dễ vì nhiều nhà đã đặt từ khi cây bắt đầu ra hoa.
Để phân biệt cam canh Việt Nam và cam canh Trung Quốc, mọi người cần chú ý những đặc điểm như hình dáng, kích thước, màu sắc, giá cả,…
7. Cam sành Hàm Yên
Cam sành Hàm Yên khi chín có màu vàng sậm, tỷ lệ đường trong quả đạt tới 16{480698daca3d90e89a182e10718dd55853ba74282479de250a245f09fb21e6ab}, rất ngọt. Đây cũng là loại quả lọt vào Top 10 loại quả ngon nhất Việt Nam.
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp, chất lượng cam sành Hàm Yên ngon hơn hẳn cam trồng ở nhiều địa phương khác. Ngày nay, những vườn cam đã mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Hàm Yên, nhiều vườn cam có doanh thu từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Vì thế cam sành Hàm Yên được xem là “cây đũa vàng” cho bà con nông dân nơi đây.
Hấp thụ những tinh hoa từ đất, gió, nắng và nguồn nước mát, trong lành từ ngọn núi Phá Phúng, cam Hàm Yên mang hương vị đặc trưng riêng, vị ngọt cũng khác hẳn cam sành vùng khác. Những tép cam vàng mọng nước, thơm ngon, thanh mát nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà cả nước đều biết đến.
Vài năm trở lại đây, 60{480698daca3d90e89a182e10718dd55853ba74282479de250a245f09fb21e6ab} sản lượng cam được tiêu thụ ở thị trường miền Nam. Thị trường này lại chuộng cam xanh nên chưa vào chính vụ, người trồng cam ở Hàm Yên đã thu hoạch sớm. Người trồng cam ở Hàm Yên ý thức rất rõ giá trị thương hiệu của cây cam và chuyển đổi hướng canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP.
Hiện cam sành Hàm Yên đang được trồng ở 9 xã trong huyện: Yên Thuận, Yên Phú, Bạch Xa, Minh Khương, Minh Dân, Yên Lâm, Tân Thành, Phù Lưu và thị trấn Tân Yên thuộc tỉnh Tuyên Quang.
8. Cam Vinh
Cam Vinh là một loại quả đặc sản của Nghệ An, có vị ngọt thanh dịu, hương thơm và mẫu mã đẹp. Chất lượng tuyệt vời đó của cam Vinh là sự kết tinh của ba yếu tố: Thiên – Địa – Nhân nơi đây. Trải qua nhiều năm tháng, trên mảnh đất Nghệ An, với khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng đặc trưng, người dân cần cù lao động, bằng trí tuệ và công sức của mình đã chọn lọc, gieo trồng nên loại cam đặc sản, nức tiếng gần xa, tạo nên nét đẹp văn hóa đặc trưng của xứ Nghệ.
Nói đến cam Vinh, ắt hẳn nhiều người nghĩ rằng những trái cam được trồng trên đất Vinh, tuy nhiên không phải vậy. Cam Vinh chỉ là tên gọi, còn vùng đất trồng cam Vinh nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An.
Được trồng tại các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An, nơi có khí hậu nóng bức, đất vùng đồi, nhiều gió nên những trái cam thường không được đẹp mã như các vùng khác. Người nội trợ khéo léo sẽ biết cách chọn những quả cam tươi có đáy quả hơi vàng hoặc đỏ, nhiều rám, nắn mềm tay (do quả chín thì vỏ mỏng), phần cuống lõm xuống so với phần xung quanh.
Đặc trưng của cam Vinh ở chỗ vỏ rất mỏng, tép bên trong có màu vàng nhạt, khi ăn, trái có vị ngọt thanh, cũng có quả có vị chua nhẹ. Cam Vinh bắt đầu chính vụ từ tháng 10 Âm lịch.